Thứ Sáu, 24 tháng 5, 2013

8. Những điều cần biết trước khi tham gia giao dịch



Trước khi đi vào sâu hơn về các công cụ đánh giá thị trường, chúng tôi chân thành chia sẻ với bạn một số cảnh báo với mong muốn bạn nhìn rõ hơn về hoạt động giao dịch ngoại hối:
Tất cả người giao dịch, không trừ 1 ai, đều đã từng thua lỗ trong giao dịch. 90% người giao dịch thất bại trong những lần chơi đầu tiên, phần lớn do thiếu kế hoạch và kinh nghiệm, thiếu khả năng quản lý tiền và kiểm soát rủi ro.
Giao dịch ngoại hối không dành cho người thất nghiệp, người có thu nhập thấp, không có khả năng thanh toán chi phí. Bạn phải có ít nhất từ $2500 – $5000 trong tài khoản (mức thấp nhất mà các sàn giao dịch khuyến cáo với các tài khoản Standard) mà bạn có thể chấp nhận thua lỗ nếu bạn muốn thật sự tham gia thị trường Forex.
Thị trường giao dịch ngoại hối là thị trường phổ biến nhất đối với các chuyên gia, do qui mô khổng lồ, và do biến động mạnh mẽ của các khuynh hướng thị trường. Nhiều người chơi không thành công thường cho rằng mình thiếu may mắn, nhưng thật sự do họ thiếu tính kỉ luật để tuân thủ những nguyên tắc cần thiết trong giao dịch. Hầu hết mọi người đều không thể giữ cho mình những qui định ngặt nghèo về giảm cân hay đến tập thể hình mỗi ngày. Nếu bạn cũng giống như họ, bạn có nghĩ bạn sẽ thành công với thị trường này?
Giao dịch ngoại hối không phải là trò chơi của những tay nghiệp dư và cũng không phải là con đường dễ dàng để thành công. Bạn không thể tạo được lợi nhuận khổng lồ nếu không chấp nhận khả năng rủi ro tương tự. Một chiến lược chơi tốt là lường trước được rủi ro và nâng cao hiệu suất thành công mỗi giao dịch. Một người giao dịch thành công phải có chiến lược chơi – trừ khi bạn muốn trở thành 1 người “cờ bạc” để giàu có !
Giao dịch ngoại hối không phải là phương pháp làm giàu nhanh chóng!
Kĩ năng giao dịch ngoại hối tốt đòi hỏi nhiều thời gian công sức mới rèn luyện được. Người giao dịch có kĩ năng tốt có thể và có tiềm năng cao để làm giàu từ lĩnh vực này. Tuy nhiên, cũng giống như các công việc và ngành nghề khác, thành công không thể dến trong 1 sớm 1 chiều.
Thị trường Forex không phải là “miếng bánh khổng lồ” như 1 số người vẫn thường hay ca tụng với bạn. Sự thật là đôi khi vẫn có những người giao dịch giàu kinh nghiệm vẫn gặp phải 1 số tình huống xấu đẫn dến thua lỗ. Không có con dường tắt nào trong thị trường này, và bạn phải chuẩn bị trước thời gian, công sức và kể cả thua lỗ trước khi trở thành 1 chuyên gia trong lĩnh vực này.
Chìa khóa của thành công không gì thay thế được sự đam mê và cần cù đối với việc nghiên cứu tìm hiểu thị trường Forex. Hãy thực tập kĩ lưỡng với tài khoản ảo trước khi bạn bắt đầu với tài khoản mini rồi mới đến tài khoản thật.
Và bạn dừng quá nôn nóng mở tài khoản thật trước khi bạn đã giao dịch thật tốt trên tài khoản ảo. Và nếu bạn không thể chờ đợi việc giao dịch trên tài khoản ảo thật tốt ít nhất 2 tháng, và nếu bạn không kiên nhẫn được, tốt nhất bạn nên chọn lĩnh vực kinh doanh khác.
Tập trung vào 1 loại cặp tiền tệ chính
Sẽ phức tạp nếu nghiên cứu quá nhiều cặp tiền tệ khi bạn mớt bắt đầu chơi. Hãy chọn loại cặp tiền tệ nào có điểm spread ít nhất và độ dao động cao ( như EUR/USD hay USD/JPY) để tập trung giao dịch trong thời gian đầu.
Bạn có thể là người thành công với giao dịch tiền tệ, nhưng cũng như những ngành kinh doanh khác, nó đòi hỏi sự đầu tư công sức, sự đam mê, 1 chút may mắn, khả năng phán đoán, và những quyết định đúng đắn.
Chúc bạn thành công !

9. Làm sao để đặt lệnh mua hay bán ?



Trong các sàn giao dịch sử dụng hiện này, Meta Trader 4 ( MT4) là sàn giao dịch được sử dụng rộng rãi nhất. Để biết về cách sử dụng sàn giao dịch này, vui lòng xem hướng dẫn tại link sau :
Thuật ngữ “order”dùng để chỉ việc bạn nhập lệnh vào thị trường hay thoát ra khỏi thị trường. Hôm nay chúng ta sẽ bàn luận về các cách vào, ra thị trường.
Các loại lệnh cơ bản :
Một số loại lệnh cơ bản mà tất cả các sàn giao dịch đều cung cấp, gồm loại lệnh sau :
1. Lệnh vào/ra thị trường ngay lập tức (Instant Execution)
  • Lệnh vào thị trường ngay :
Đây là lệnh mua hay bán ngay giá hiện tại của thị trường. Ví dụ , EUR/USD có giá hiện tại là 1.2140. Nếu bạn muốn mua tại chính xác giá này, bạn có thể click BUY và lệnh yêu cầu của bạn sẽ được thực hiện ngay lập tức. Bạn ưng giá nào ? click và vào lệnh ngay tại giá đó.
Cách vào lệnh trên sàn Meta trader 4 :
Chọn New Order hoặc double click vào tên cặp tiền trong bảng Market Watch hoặc nhấn F9 => bảng ORDER hiện ra
Trong “Symbol” : Chọn cặp tiền muốn giao dịch
Trong “Volume” chọn khối lượng muốn giao dịch
Trong “Stop Loss” và “Take Profit” : chọn mức giá lấy lợi nhuận và chặn lỗ, có thể không chọn mục này (Xem giải thích về Stop Loss và take Profit trong phần sau).
Trong “Type” chọn Instant Execution
Nếu muốn vào ngay lệnh Bán => bấm vào nút SELL màu đỏ
Nếu muốn vào ngay lệnh MUA => bấm vào nút BUY màu xanh
  • Lệnh thanh khoản ngay :
Đây là lệnh để thanh khoản giao dịch ngay giá hiện tại. Ví dụ , bạn đang giao dịch EUR/USD và giá hiện tại trên thị trường là 1.2150. Nếu muốn thanh khoản thoát khỏi thị trường ngay tại mức giá này, bạn click CLOSE và giao dịch sẽ được thanh khoản ngay lập tức.
Cách thanh khoản giao dịch hiện tại trên sàn Meta Trader 4 :
Trong bảng Terminal đang hiển thị thông tin về giao dịch đang thực hiện . Double click vào thông số trong của giao dịch trong cột Price hoặc cột Profit
Trong bảng thông tin hiện ra : bấm vào nút CLOSE màu vàng
2. Các lệnh chờ vào thị trường : Pending order :
Đây là lệnh đặt sẵn để vào thị trường tại một mức giá xác định chưa có trong hiện tại , và bạn mong muốn sẽ xảy ra trong tương lai. Sử dụng Pending Order để đặt sẵn mức giá mong muốn sẽ vào lệnh (không phải giá hiện tại) . Khi nào thị trường chạm đến mức giá đặt sẵn, lệnh giao dịch sẽ tự động được khớp lệnh.
  • Giá xuống:
Buy limit: Đặt lệnh mua khi giá xuống đến 1 mức mong muốn và bạn dự đoán sẽ tăng lại . Ví dụ : hiện tại EUR/USD đang ở mức giá 1.3950. Bạn dự đoán giá sẽ xuống đến 1.3920 rồi tăng lên lại, bạn sẽ đặt lệnh Buy Limit tại giá 1.3920
Sell stop: Đặt lệnh bán khi giá xuống đến 1 mức mong muốn và bạn dự đoán sẽ tiếp tục xuống mạnh. Ví dụ : hiện tại EUR/USD đang ở mức giá 1.3950. Bạn dự đoán nếu giá xuống đến 1.3920 thì sẽ tiếp tục xuống mạnh sau đó, bạn sẽ đặt lệnh Sell Stop tại giá 1.3920
  • Giá lên:
Sell limit: Đặt lệnh bán khi giá lên đến 1 mức mong muốn và bạn dự đoán sẽ xuống lại. Ví dụ : hiện tại EUR/USD đang ở mức giá 1.3950. Bạn dự đoán giá có thể lên đến 1.3970 rồi quay đầu đi xuống, bạn sẽ đặt lệnh Sell limit tại giá 1.3970
Buy stop: Đặt lệnh mua khi giá lên đến 1 mức mong muốn và bạn dự đoán sẽ tiếp tục tăng mạnh. Ví dụ : hiện tại EUR/USD đang ở mức giá 1.3950. Bạn dự đoán nếu giá có thể lên đến 1.3970 thì sẽ tiếp tục lên mạnh sau đó, bạn sẽ đặt lệnh Buy stop tại giá 1.3970.
Cách đặt lệnh chờ / pending order trên sàn Meta Trader 4 :
Chọn New Order hoặc double click vào tên cặp tiền trong bảng Market Watch hoặc nhấn F9 => bảng ORDER hiện ra
Trong “Symbol” : Chọn cặp tiền muốn giao dịch
Trong “Volume” chọn khối lượng muốn giao dịch
Trong “Stop Loss” và “Take Profit” : chọn mức giá lấy lợi nhuận và chặn lỗ, có thể không chọn mục này (Xem giải thích về Stop Loss và take Profit torng phần sau).
Trong mục “Type” đầu tiên : chọn PENDING ORDER
Trong mục “Type” thứ 2 : chọn loại lệnh ( buy limit , sell limit, buy stop, sell stop …)
Trong “at price” : chọn giá muốn khớp lệnh vào thị trường
Trong “Expiry” : chọn thời gian hủy lệnh, nếu không chọn mục này, lệnh sẽ chờ đến khi nào giá khớp lệnh.
Sau đó nhấn PLACE để đặt lệnh

3. Lệnh điểu chỉnh 1 lệnh đã có sẵn (Modify Order)
Lệnh điều chỉnh được áp dụng cho 1 lệnh đang giao dịch trên thị trường, dùng để thoát khỏi thị trường tại một mức giá xác định chưa có trong hiện tại .
Lệnh lấy lợi nhuận / Take profit
Đây là lệnh đặt sẵn để khi giao dịch có lời, giao dịch sẽ tự động thanh khoản, chốt lời tại một mức giá định sẵn mà bạn mong muốn sẽ xảy ra trong tương lai.
Ví dụ : EUR/USD đang được giao dịch BUY ở giá hiện tại là 1.2050. Bạn muốn thanh khoản lấy lời khi giá chạm mức 1.2070. Bạn có thể ngồi trước màn hình vi tính, theo dõi và chờ đợi đến khi giá chạm mức này để bấm lệnh, nhưng có 1 cách khác, bạn có thể đặt lệnh lấy lợi nhuận ( take profit) tự động tại mức giá 1.2070.
Sau khi đặt lệnh, bạn có thể thoải mái đi shopping hoặc ra hồ bơi thư giãn. Nếu giá lên đến 1.2070, sàn giao dịch sẽ tự động nhập lệnh tại giá này.
Cách đặt lệnh Take Profit trên sàn Meta Trader 4 :
Trong bảng Terminal đang hiển thị thông tin về giao dịch đang thực hiện. Double click vào thông số trong của giao dịch trong cột T/P
Trong bảng thông tin hiện ra :
Trong “Type”: hiển thị sẵn “Modify Order”
Trong “Take Profit” : nhập giá muốn lấy lợi nhuận
Khi nút Modify bên dưới hiện lên, bấm vào đó để nhập lệnh.

Lệnh chặn lỗ / Stop Loss
Lệnh chặn lỗ cũng là lệnh đặt trước để thoát ra tại một mức giá xác định nếu giá đi ngược dự đoán, tránh việc lỗ nặng quá mức chịu đựng của bạn. Lệnh chặn lỗ sẽ có hiệu lực cho đến khi giá chạm lệnh hoặc đến khi bạn hủy bỏ lệnh.
Ví dụ : bạn đang giao dịch BUY EUR/USD tại giá 1.2230. Để giới hạn số tiền có thể bị lỗ, bạn đặt lệnh chặn lỗ tại giá 1.2200. Điều này có nghĩa là nếu thị trường đi ngược hướng mong muốn của bạn và tỉ giá EUR/USD rơi xuống còn 1.2200. Sàn giao dịch sẽ tự động thanh khoản ngay tại mức giá này, và bạn bị lỗ 30 pips. Lệnh chặn lỗ sẽ rất hữu ích nếu bạn không muốn ngồi trước màn hình vi tính suốt ngày với nỗi lo sợ về số tiền bị lỗ.
Rất đơn giản, bạn đặt sẵn 1 lệnh chặn lỗ cho giao dịch của mình và có thể yên tâm đến câu lac bộ dancing hoặc nhâm nhi ly café và tán gẫu bên bạn bè.
Cách đặt lệnh Stop Loss trên sàn Meta Trader 4 :
Trong bảng Terminal đang hiển thị thông tin về giao dịch đang thực hiện . Double click vào thông số trong của giao dịch trong cột S/L
Trong bảng thông tin hiện ra :
Trong “Type”: hiển thị sẵn “Modify Order”
Trong “Stop Loss” : nhập giá muốn chặn lỗ
Khi nút Modify bên dưới hiện lên, bấm vào đó để nhập lệnh.
Lúc này bạn đã hiểu rõ về các loại lệnh có thể đặt trên sàn giao dịch ? Bây giờ bạn hãy bỏ chút thời gian luyện tập ra vào lệnh để thử nghiệm và thuần thục với các lệnh này, nhưng nhớ là với tài khoản ảo (demo) nhé. Khi nào cảm thấy thật sự nhuần nhuyễn, hãy áp dụng trên tài khoản thật .

7. Mở 1 tài khoản giao dịch



Bạn có thể mở tài khoản ảo để đánh giá trước rồi mới bắt đầu đăng kí tài khoản thật với sàn bạn thấy phù hợp nhất. Hãy cân nhắc lựa chọn chính xác và đừng ngại đặt câu hỏi với sàn về bất kì điều gì bạn cảm thấy băn khoăn.
Mở 1 tài khoản với sàn giao dịch gồm 4 bước chính:
1. Chọn tài khoản
2. Đăng kí
3. Kích hoạt tài khoản
4. Kiểm tra
Chọn tài khoản
Sàn giao dịch thường cung cấp cho bạn lựa chọn tài khoản cá nhân và tài khoản công ty. Bạn cũng có thể lựa chọn các hình thức mở tài khoản phù hợp với ngân sách của mình ( tùy theo mỗi sàn có thể phân biệt hoặc không phân biệt từng loại tài khoản standard / mini / micro ). Đối với nhiều cá nhân tài khoản mini là lựa chọn tốt nhất để giảm thiểu rủi ro và thực tập trước khi bắt đầu với tài khoản lớn. Những người giao dịch có kinh nghiệm có thể lựa chọn tài khoản giao dịch standard với tiền kĩ quĩ khoảng từ 2.500$ đến 10.000$
Một số sàn cung cấp cho bạn tài khoản ủy thác, người môi giới hoặc công ty sẽ giúp bạn đưa ra quyết định chơi. Điều này cũng tương tự như bạn ủy thác cho một quĩ đầu tư để họ kinh doanh cho bạn. Để mở 1 tài khoản ủy thác đôi khi sàn giao dịch yêu cầu bạn phải có 1 số tiền lớn 25,000$ hoặc hơn và bạn phải chia sẻ lợi nhuận với người môi giới. Nhưng trên hết trước khi giao tài khoản cho người khác chơi bạn cũng cần có kiến thức để hiểu và xem họ làm gì và họ hoạt động như thế nào.
Đăng kí:
Bạn nên đọc kĩ hồ sơ đăng kí và điền vào các giấy tờ đẩy đủ. Mỗi sàn giao dịch có một hồ sơ riêng và các hồ sơ này được đăng ký trực tuyến tại theo link cung cấp của sàn giao dịch
Tham khảo link đăng ký tài khoản và hướng dẫn chi tiết việc mở tài khoản tại đây
Các thông tin các nhân mà bạn cần chuẩn bị để đăng ký bao gồm :
  • Họ và Tên
  • Địa chỉ
  • Email liên lạc
  • Số điện thoại
Đồng thời, bạn cần chuẩn bị các bản scan giấy tờ cá nhân để bổ sung vào hồ sơ của mình theo yêu cầu của sàn giao dịch :
  • Scan Passport ( hoặc CMND)
  • Scan hóa đơn với tên của bạn in trên đó ( giấy rút tiền tại Ngân hàng, hóa đơn tiền điện, điện thoại)
Tùy theo yêu cầu của mỗi sàn giao dịch mà bạn cần có thể có thêm các giấy tờ khác.
Kích hoạt tài khoản:
Sau khi đã điền các thông tin cá nhân cần thiết và các thông tin liên qua khác, bạn nhấn chuột để gửi đi. Những thông báo về việc quá trình kích hoạt tài khoản cũng như các quy định, cảnh báo …của sàn giao dịch sẽ được gửi vào email của bạn.
Nếu chưa rõ phần nào trong mục đăng ký, bạn có thể liên lạc với sàn giao dịch hoặc người môi giới để có thể nhận được sự giúp đỡ.
Kiểm tra
Sau khi kich hoạt, hệ thống quản lý tài khoản của Sàn giao dịch sẽ kích hoạt và gửi về email của bạn các thông tin cần thiết. Bạn sẽ nhận được tên tài khoản ( User Name ) và mật mã ( password ) giúp bạn quản lý tài khoản của mình . Ngoài ra bạn cũng cần yêu cầu tìm hiểu cách thức rút tiền như thế nào.
Và bây giờ bạn có thể bắt đầu giao dịch. Đơn giản phải không?
Nhưng đợi 1 phút
Forex-Viet đề nghị bạn dành thời gian tìm hiểu về Kiến thức giao dịch và Chiến thuật giao dịch trước khi bạn bắt đầu .
Tại sao? Bởi vì nếu không, bạn sẽ phải gánh chịu rủi ro rất cao , và có thể mất sạch tài khoản của mình.
Maxi-Forex không đảm bảo rằng sau khi bạn đọc xong Kiến thức giao dịch và Chiến thuật giao dịch, bạn có thể thu được lợi nhuận cao, nhưng trước hết bạn phải am hiểu các thông tin cần thiết hỗ trợ giao dịch của bạn và giảm thiểu rủi ro. Bạn chắc chắn sẽ thua ít hơn, và tự tin hơn với kĩ năng của mình để từng bước trở thành 1 chuyên gia trong lĩnh vực FOREX.

5. Tìm hiểu về PIP và LOT



Bài học hôm nay của chúng ta sẽ có liên quan chút ít đến tính toán. Bạn đã được nghe qua về khái niệm “pips” và “lots” ? Bài này sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết hơn cũng như cho bạn thấy “pips” và “lots” được tính toán như thế nào.
Hãy dành thời gian cho những điều cơ bản này trước. Bạn đừng vội giao dịch nếu như chưa cảm thấy thông suốt về những khái niệm này cũng như bạn cần hiểu rõ về cách tính lời (profit) và lỗ (loss)
PIP là gì ?
clip_image001Pip được hiểu là 1 bước giá nhỏ nhất. Nếu tỉ giá EUR/USD từ 1.2250 lên 1.2251, đó là giá đã lên 1 PIP. Bạn sẽ tính toán lời và lỗ dựa trên số pip.
Với mỗi cặp tiền khác nhau, giá trị 1 pip có thể khác nhau. Với mỗi cặp tiền mà USD đứng trước, cách tính như sau :
Đối với cặp USD/JPY, 1 pip bằng 0.01
USD/JPY:
119.90
.01 chia tỉ giá = giá trị 1 pip
.01 / 119.90 = 0.0000834
Con số có vẻ rất dài, đừng lo ngại, chúng ta sẽ nói về lot size sau, và bạn sẽ thấy nó đơn giản hơn..
USD/CHF:
1.5250
.0001 chia tỉ giá = giá trị 1 pip
.0001 / 1.5250 = 0.0000655
USD/CAD:
1.4890
.0001 chia tỉ giá = giá trị 1 pip
.0001 / 1.4890 = 0.00006715
Trong trường hợp USD đứng sau trong 1 cặp tiền, chúng ta sẽ phải tính thêm 1 bước
EUR/USD:
1.2200
.0001 chia tỉ giá = giá trị 1 pip
.0001 / 1.2200 = EUR 0.00008196
nhưng chúng ta cần đổi lại ra USD, vì thế chúng ta thêm 1 bước tính :
EUR x tỉ giá (EUR?USD)
0.00008196 x 1.2200 = 0.00009999
Được làm tròn lên thành 0.0001
GBP/USD:
1.7975
.0001 chia tỉ giá = giá trị 1 pip
.0001 / 1.7975 = GBP 0.0000556
Chúng ta đổi ra USD :
GBP x tỉ giá (GBP/USD)
0.0000556 x 1.7975 = 0.0000998
Được làm tròn lên thành 0.0001
Khi nhìn lại quy trình tính toán trên, bạn tự đặt câu hỏi : tôi phải làm tất cả các bước tính toán này sao ?. Câu trả lời là KHÔNG. Hầu hết các sàn giao dịch sẽ làm việc này cho bạn. Bạn chỉ cần hiểu họ đã làm việc đó như thế nào mà thôi.
Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu về Lot size
LOT là gì ?
Giao dịch Forex được thực hiện theo đơn vị LOT. 1 lot chuẩn có giá trị = 100 000 USD. Một lot mini có giá trị 10 000 USD. Như bạn đã biết, mỗi thay đổi nhỏ nhất của tỉ giá được đo bằng đơn vị pip, và để giao dịch tạo ra những khoản lời/lỗ đáng kể, chúng ta cần giao dịch với một khối lượng tiền lớn.
Giả sử bạn giao dịch 1 lot có giá trị 100 000 USD. Chúng ta thử tính vài ví dụ xem khi giao dịch khối lượng 1 lot, thì 1 pip có giá trị thế nào
USD/JPY có tỉ giá 119.90
(.01 / 119.90) x $100,000 = $8.34 mỗi pip
USD/CHF có tỉ giá 1.4555
(.0001 / 1.4555) x $100,000 = $6.87 mỗi pip
Trong trường hợp USD đứng sau trong cặp tiền tệ, công thức có khác đi đôi chút.
EUR/USD có tỉ giá 1.1930
(.0001 / 1.1930) X EUR 100,000 = EUR 8.38 x 1.1930 = $9.99734 làm tròn lên 10 usd / pip
GBP/USD có tỉ giá 1.8040
(.0001 / 1.8040) x GBP 100,000 = 5.54 x 1.8040 = 9.99416 làm tròn lên 10 usd/ pip
Mỗi sàn giao dịch có thể có những quy ước riêng cho việc tính giá trị 1 pip, bạn có thể liên hệ với sàn mình đang giao dịch để biết chính xác giá trị này.
Tính lời và lỗ như thế nào ?
Như vậy bạn đã biết giá trị của pip được tính thế nào, bây giờ bạn sẽ học cách tính lời và lỗ.
Chúng ta mua USD và bán Francs Thụy Sỹ ( BUY USD/CHF)
Tỉ giá đang là 1.4525/1.4530. Vì bạn mua nên sẽ mua tại mức giá 1.4530.
Bạn mua 1 lot 100 000 USD giá 1.4530
Vài giờ sau, tỉ giá lên đến 1.4550 , bạn đã có lời và bạn quyết định thanh khoản giao dịch này.
Tỉ giá mới của USD/CHF là 1.4550/1.4555. Vì ngay từ đầu bạn đã vào lệnh mua, nên bây giờ khi bạn thanh khoản lệnh này, sẽ tương đương như bạn bán ra , vì thế giá bán khớp lệnh là 1.4550
Tỉ giá 1.4530 và 1.4550 chênh lệnh 0.0020 hay còn gọi là chênh lệch 20 pips
Sử dụng công thức mà chúng tôi đã cung cấp ở trên, bây giờ chúng ta có
(.0001/1.4550) x $100,000 = $6.87 per pip x 20 pips = $137.40
Hãy luôn nhớ khi bạn giao dịch vào và ra thị trường, bạn phải chịu thiệt thòi về chênh lệch giá mua/ bán. Khi bạn mua , bạn sử dụng giá ask, khi bạn sell, bạn sử dụng giá bid.
Như vậy khi bạn vào thị trường bằng lệnh Mua, bạn sẽ chịu thiệt spread ngay khi vào thị trường ( giá trên biểu đồ + spread), nhưng đến khi ra thoát khỏi thị trường, bạn sẽ không phải trả spread nữa ( ra đúng giá trên biểu đồ). Ngược lại, khi bạn vào thị trường bằng lệnh Bán, bạn sẽ không chịu thiệt spread lúc vào lệnh ( vào đúng giá spread trên chart), nhưng khi thoát khỏi thị trường, bạn sẽ chịu thiệt spread (giá trên biểu đồ + spread).
Tỉ lệ đòn bẩy là gì ? ( Leverage)
Chắc bạn đang thắc mắc , với một nhà đầu tư nhỏ như bạn, bạn đào đâu ra số tiền 100 000 USD để giao dịch 1 lot. Hãy tưởng tượng sàn giao dịch của bạn lá 1 ngân hàng. Họ cho bạn vay 100 000 USD để mua tiền tệ và chỉ yêu cầu bạn đưa họ 1000 USD tiền đặt cọc. Quá tuyệt đến mức khó tin đúng không ? Đó là sự thật vì Forex cho bạn sử dụng tỉ lệ đòn bẩy.
clip_image002
Lựa chọn sử dụng tỉ lệ đòn bẩy bao nhiêu phụ thuộc vào việc sàn giao dịch cho phép tỉ lệ nào cũng như bạn cảm thấy tỉ lệ bao nhiêu là phù hợp với bạn nhất.
Thông thường các sàn giao dịch yêu cầu bạn một số vốn tối thiểu để bắt đầu giao dịch. Họ cũng sẽ quyết định số tiền bạn cần đảm bảo trong tài khoản là bao nhiêu để có thể giao dịch 1 lot.
Ví dụ, với mỗi 1000 USD trong tài khoản, bạn được phép giao dịch 1 lot có giá trị 100 000 USD. Như vậy nếu bạn có 5000 USD trong tài khoản, bạn được cho phép giao dịch đến 500 000 USD ( 5 lots).
Số tiền ký quỹ cho mỗi lot sẽ khác nhau tùy theo quy định của từng sàn. Trong ví dụ trên, sàn giao dịch yêu cầu ký quỹ 1% (1:100). Điều đó có nghĩa là cho mỗi giao dịch trị giá 100 000 USD, bạn cần có trong tài khoản 1000 USD để đặt cọc.
Margin Call là gì ?
Trong trường hợp tiền trong tài khỏan của bạn xuống dưới mức yêu cầu đặt cọc, sàn giao dịch sẽ tự động đóng 1 vài hoặc tất cả các lệnh bạn đang giao dịch. Điều này tránh việc tài khoản của bạn còn số âm nếu thị trường giao động ngược chiều với dự đoán của bạn quá xa.
Ví dụ 1 :
Bạn mở 1 tài khoản giao dịch chuẩn ( không phải tài khoản giao dịch lot mini) với số tiền 2500 USD ( thực ra đây là số tiền khá rủi ro cho việc giao dịch lot chuẩn). Bạn giao dịch 1 lệnh EUR/USD với số tiền ký quỹ đặt cọc 1000 USD. Khi bạn chưa vào thị trường, bạn có 2500 USD trong tài khoản, khi bắt đầu giao dịch 1 lot, tiền bạn đã đặt cọc cho 1 lot giao dịch đó là 1000 USD (used margin), như vậy tiền còn có thể đặc cọc tiếp cho các giao dịch tiếp theo là 1500 USD ( usable margin)
Khi giao dịch của bạn bị lỗ xuống hết 1500 USD, bạn sẽ bị margin call ( báo thiếu tiền ký quỹ).
Nhớ chắc chắn rằng bạn đã phân biệt rõ sự khác nhau giữa used margin và usable margin.
Nếu giá trị tài khoản của bạn (equity) rơi xuống gần hết usable margin vì giao dịch đang bị thua lỗ, bạn cần nạp thêm tiền vào tài khoản để tránh việc giao dịch của bạn sẽ tự động bị thanh khoản.
Vì vậy, khi bạn quyết định giao dịch gần ranh giới margin bắt buộc, bạn cần biết rõ chính sách của sàn giao dịch về số tiền cần ký quỹ.
Việc chọn mức ký quỹ bao nhiêu là một đề tài được tranh luận nhiều, cũng như có những ý kiến cho rằng sử dụng tỉ lệ đòn bẩy càng cao thì càng nguy hiểm. Tất cả phụ thuộc vào cá nhân nhà giao dịch.. Điều quan trọng bạn phải nhớ là cần hiểu về chính sách margin của sàn giao dịch trước khi bắt đầu cũng như hãy giao dịch với một tỉ lệ đòn bẩy mà bạn cảm thấy có thể chấp nhận được rủi ro của nó.
Tỉ lệ đòn bẩy thường được viết dưới dạng tỉ lệ : ví dụ 1:100, 1:200, 1:500. Cũng có một số sàn viết theo cách khác : 200:1 hoặc 100:1.

6. Chọn sàn giao dịch



Trước khi bắt đầu giao dịch thật sự, công việc đầu tiên của bạn là thiết lập 1 tài khoản với sàn giao dịch thông qua môi giới. Vậy thế nào là sàn giao dịch ? Nói 1 cách dễ hiểu đây là 1 công ty / tổ chức giúp bạn đặt lệnh mua bán với thị trường. Họ sẽ được hưởng lợi từ phí thiết lập tài khoản và phí giao dịch.
Bạn sẽ bị bối rối bởi rất nhiều công ty giao dịch hoạt động trực tuyến chào mời. Vì vậy để quyết định “chọn mặt gửi vàng” cho khoản tiền của mình, bạn cần bỏ chút thời gian công sức tìm hiểu thông tin về các công ty này, và nhờ đó bạn sẽ đánh giá chính xác hơn về lợi thế cũng như dịch vụ họ hỗ trợ cho bạn.
1. Những qui định về sàn giao dịch Forex
Khi tìm một sàn phù hợp, bạn nên tìm những công ty đã được đăng kí. Forex về cơ bản là thị trường hoạt động tự do. Tuy nhiên, tại Mỹ và tại trung tâm tài chính lớn trên thế giới, các sàn giao dịch phải được đăng kí như là một Futures Commission Merchant (FCM) của tổ chức Commodity Futures Trading Commission (CFTC) và là thành viên của NFA.
clip_image002
U.S. Commodity Futures Trading Commission - http://www.cftc.gov/
Hoạt động của CFTC và NFA nhằm mục đích đảm bảo người giao dịch tránh mọi hoạt động gian lận, mánh khóe, và các hành vi lừa gạt.
Bạn có thể kiểm tra xem công ty giao dịch của bạn đã đăng kí CFTC và là thành viên của NFA chưa bằng cách tìm hiểu thông tin công ty trên website của NFA http://www.nfa.futures.org/ .
Tại Châu Âu, bạn cần kiềm tra các sàn giao dịch có thuộc tổ chức tài chính FSA http://www.fsa.gov.uk/ . Đây là một tổ chức tài chính của Chính phủ Anh có quyền hạn và nhiệm vụ tương tự như NFA tại Mỹ.
Chúng tôi khuyên bạn nên chọn các công ty đã đăng kí và và có những hoạt động giao dịch tư vấn hợp pháp. Luôn nói không với các công ty không là thành viên của NFA và FSA.
2. Dịch vụ khách hàng

Forex là thị trường 24/24, và cần thiết phải có hỗ trợ 24/24! Bạn có thể liên lạc với hoạt động của công ty giao dịch bằng điện thoại, email, chat hay không? Họ có đủ kiến thức để trả lời câu hỏi của bạn không? Chất lượng phục vụ sẽ khác nhau tùy sàn giao dịch, nhưng bạn phải tìm hiểu chúng và sự hỗ trợ của chún trước khi quyết định mở tài khoản.
clip_image004
Financial Services Authority - http://www.fsa.gov.uk/
Một mẹo nhỏ dành cho bạn: Lựa chọn một vài sàn giao dịch và gửi mail yêu cầu hồ trợ, Bạn hãy xem bao lâu họ trả lời cho bạn và mức độ nhiệt tình của họ. Nếu bạn cảm thấy không phải chờ đợi lâu và vừa lòng với câu trả lời, bạn có thể tin tưởng làm việc với sàn giao dịch. Nhưng cũng nên chú ý, điều quan trọng là sự hỗ trợ của sàn khi bạn bắt đầu giao dịch chứ không phải trước khi giao dịch.
3. Phần mềm giao dịch:

Hầu hết, nhưng không phải tất cả các sàn giao dịch đều hỗ trợ bạn phần mềm giao dịch online hiệu quả. Nền tảng của phần mềm giao dịch là giúp bạn đặt lệnh mua bán được dễ dàng nhất. Vì vậy một phần mềm tốt rất quan trọng. Bạn nên chú ý đến phần mềm nào dễ sử dụng và thuận tiện nhất đối với bạn, nên thử trước thông qua tài khoản ảo đối với 1 vài sàn để lựa chọn được vừa ý nhất.
Chú ý đến chế độ hiển thị của phần mềm. Nó phải hỗ trợ bạn phương thức quan sát biến động tỉ giá, cập nhật nhanh chóng thông tin và hỗ trợ quản lý tiền cho bạn, cho phép bạn kiểm soát lợi nhuận/thua lỗ, mức kí quĩ và báo động khi bạn đến gần mức đóng tài khoản.
Hầu hết các sàn đều hoạt động trực tuyến, trên phần mềm Java hoặc phần mềm chuyên biệt giúp bạn cài đặt trên máy. Một sỗ phần mềm còn hỗ trợ cá nhân hóa giúp bạn lựa chọn chế độ hiển thị tốt nhất. Bên cạnh đó việc download dễ dàng sẽ giúp bạn giao dịch trên bất kì đâu có thể kết nối Internet.
Phần mềm cài đặt sẽ giúp bạn cá nhân hóa, và khả năng cập nhật thông tin nhanh chóng hơn, hiệu quả hơn, tuy nhiên bạn phải cài đặt trên máy cá nhân của mình để lưu giữ thông tin. Những phần mềm Java lại có thể giúp bạn chơi trực tuyến trực tiếp trên mạng.
Xin nhắc lại, bạn phải lựa chọn phần mềm nào thuận tiện nhất và phù hợp với công việc hiện tại của mình.
4. Đường truyền Internet tốc độ cao
Thị trường Forex hoạt động liên tục và biến động từng giây, vì vậy bạn cần thông tin cập nhật dữ liệu liên tục để đưa ra quyết định kịp thời. Vì vậy hãy chắc rằng bạn đang có đường truyền Internet tốc độ cao và không gián đoạn. Nếu không, bạn có thể gặp trục trặc với giao dịch. Đường truyền Dial-up là không hiệu quả , và bạn phải đầu tư cho một máy tính tốt với đường truyền Internet tốc độ cao nếu bạn muốn chơi trong thị trường này.
5. Hỗ trợ tài khoản Mini
Hầu hết các sàn đều hỗ trợ các tài khoản mini nhỏ hơn 500$. Đây là cách tốt nhất để bạn bắt đầu và thử nghiệm kĩ năng cũng như trình độ của bạn khi làm quen với Forex.
6. Các dịch vụ của sàn giao dịch

Trước khi lựa chọn sàn, bạn phải xem xét thật kĩ các yếu tố sau:
Các loại cặp tiền tệ: Bạn cần ít nhất 7 loại cặp tiền tệ chính sau: AUD, CAD, CHF, EUR, GBP, JPY, và USD

Phí giao dịch
: Phí giao dịch được tính theo Pip. Phí cho giao dịch càng thấp, bạn càng có cơ hội kiếm nhiều lợi nhuận hơn. Nên so sánh điểm pip giữa các sàn với nhau, thông thường các sàn giao dịch tính từ 3-5 pips, khác nhau tùy cặp tiền tệ.
Mức kí quĩ: Mức kí quĩ cho 1 lot càng thấp ( hay tỉ lệ sức bật càng cao), ban càng có cơ hội đạt lợi nhuận khổng lồ và tất nhiên rủi ro càng lớn. Tỉ lệ sức bật thường la 1:100 tương đương mức kí quĩ 1% và hơn nữa. Tỉ lệ này càng cao , mức kí quĩ càng thấp thì sẽ càng có lợi khi mà bạn có trình độ giao dịch và mức quản lý rủi ro tốt.

4. Những thuật ngữ thường dùng




Thuật ngữ
Nghĩa
AUD
Đô la Úc
CAD
Đô la Canada
EUR
Euro
JPY
Yên Nhật
GBP
Bảng Anh
CHF
Franc Thụy Sĩ
Accrual
Lợi nhuận sau khi giao dịch kết thúc
Arbitrage
Nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ dựa vào sự biến động tỉ giá giữa 1 cặp tiền tệ
At best
Chỉ dẫn cho mức giá tốt nhất
At risk
Đang có rủi ro và cho thấy nguy cơ thua lỗ
Authorized Dealer
Tổ chức tài chính / ngân hàng đứng ra kinh doanh ngoại hối
Average
Chỉ số trung bình
Bear
Người kỳ vọng thị trường xuống
Bear Market
Thị trường xuống
Bull
Người kỳ vọng thị trường lên
Bull Market
Thị trường lên
Bid / Ask
Giá mua / Giá bán
BOJ (Bank of Japan)
Ngân hàng quốc gia Nhật
Black Friday
Ngày thứ sáu đen tối -> thị trường tài chính rớt giá thảm hại ( những đợt khủng hoảng tiền tệ)
Bretton Woods Accord of 1944
Thỏa ước về trao đổi tiền tệ năm 1944
Broker
Người môi giới
Bulge
Giá tăng nhanh nhưng chỉ nhất thời
Bundesbank
Ngân hàng trung ương Đức
Cable
Cặp GBP/USD
Call Rate
Tỉ giá lãi xuất qua đêm
Candlestick Chart
Biểu đồ thể hiện tỉ giá trong ngày
Cash Delivery
Giao dịch trong ngày
Cash Market
Thị trường tiền mặt
Cash Reserve
Dự trữ tiền mặt
Chartist
Chuyên gia phân tích chỉ số và biểu đồ
Commission
Khoản phí trả cho môi giới sau mỗi giao dịch
Commodity Price Index (CPI)
Chỉ số giá hàng hóa
Conversion currency
Tiền có thể tự do chuyển đổi mà không có sự can thiệp đặc biệt của ngân hàng trung ương
Correspondent Bank
Ngân hàng được ủy thác
Cross Rate
Tỉ giá chéo
Currency Pair
1 cặp tiền tệ tạo nên tỉ lệ hoán đổi ngoại tệ. VD : EUR/USD
Base Currency
Loại tiền đứng đầu trong cặp tiền tệ. VD: EUR trong cặp EUR/USD
Counter Currency
Loại tiền đứng sau trong cặp tiền tệ. VD: USD trong cặp EUR/USD
Cross Currency Pairs
Cặp tiền tệ không bao gồm đồng USD. Vd: GDB/CHF
Currency Risk
Rủi ro
Currency Option
Hợp đồng với tỉ giá cụ thể
Currency Swaption
Sự lựa chọn tham gia TT ngoại tệ
Currency Warrant
Giao dịch Long time trên 1 năm
Daily Cutoff
Thời điểm giao dịch cuối ngày
Deficit
Thâm hụt
DEF Day Trading
Giao dịch trong ngày
Depreciation
Sự giảm giá
Dollar Rate
Tỉ giá đồng USD
Earning The Points
Điểm thu được lợi nhuận
Economic Indicator
Những chỉ số kinh tế tác động đến tỉ giá hối đoái : tỉ lệ thất nghiệp, GDP, lạm phát…
EMS
Hệ thống tiền tệ Châu Âu
End Of Day Order – EOD
Lênh đặt mua / bán với giá cố định có hiệu lực cho đến cuối ngày ( 5pm ET )
European Central Bank (ECB)
Ngân hàng dự trữ Châu Âu
European Monetary System (EMS)
Hệ thống tiền tệ Châu Âu
European Monetary Unit
Đồng Euro
European Joint Float
Sự thả nổi tiền tệ của Châu Âu ( Smithsonian 1978)
Exchange Rate Risk
Nguy cơ thua lỗ
Federal Reserve (Fed)
Cục dự trữ liên bang Mỹ
Fed Fund Rate
Lãi suất của ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ
Fisher Effect
Hiệu ứng Fisher – quan hệ giữa lãi suất và tỉ giá trao đổi
Fixed Exchange Rate
Tỉ giá cố định ( thiết lập năm 1944 và tồn tại đến 1970 khi tỉ giá thả nổi được chấp nhận
Flat / Square
Không giao dịch
Floating Rate Interest
Lãi suất thả nổi
Foreign Exchange (or Forex or FX)
Thị trường hoán đổi ngoại tệ ( Thị trường ngoại hối )
Forward
Giao dịch trong tương lai
Fundamental Analysis
Phân tích biến động thị trường theo kinh tế và theo tin
Futures Market
Thị trường hợp đồng futures
Technical Analysis
Phân tích biến động thị trường theo kỹ thuật
G7
7 nước công nghiệp dẫn đầu thế giới ( Theo thứ tự) : Mỹ, Đức, Nhật, Pháp, Anh, Canada, Ý
GMT
Giờ quốc tế được tính theo giờ London làm mốc
Gross Domestic Product (GDP)
Tổng sản phẩm nội địa
Gross National Product (GNP)
Tổng sản phẩm quốc gia
Hedging
Lệnh bảo toàn rủi ro – chiến lược bù đắp rủi ro đầu tư
High/Low
Giá cao nhất và thấp nhất trong ngày ( tính đến thời điểm hiện tại )
Hit the bit
Giá được chấp nhận để mua bán theo thị trường
Holding the market
Duy trì thị trường ( nghiệp vụ của các ngân hàng)
House Call
Lệnh gọi vốn của công ty môi giới
International Monetary Fund (IMF)
Quĩ tiền tệ quốc tế ( ra đời năm 1946)
Inflation
Lạm phát – Khi giá cả tăng vọt
Initial Margin
Số tiền ký quỹ ban đầu cần phải có trong tài khoản
Interbank Rates
Lãi suất của ngân hàng Trung ương thế giới
Intervention
Sự can thiệp của ngân hàng trung ương
Liability
Trách nhiệm khi giao dịch trong thị trường ngoại hối
Limit Order
Lệnh giới hạn
Liquidation
Sự thanh khoản
Long Position = Buy
Vị trí mua
Short Position = Sell
Vị trí bán
Lot
Giá trị 1 hợp đồng giao dịch.
Margin
Tiền ký quĩ
Margin Call
Cảnh báo nguy cơ giảm tiền ký quỹ
Maintenance Margin
Số vốn tối thiểu trong tài khoản để thực hiện giao dịch
Maturity
Ngày thanh khoản
One cancels the other (OCO) Order
Lệnh tự hủy khi có 1 lệnh đã được giao dịch
Offset
Vị trí đóng, thanh khoản của 1 giao dịch trong tương lai
Overnight Trading
Giao dịch qua đêm
Pip (or Points)
Điểm – mức nhỏ nhất của 1 đơn vị tiền tệ
Pegged
Định giá ( giá di chuyển trong giới hạn cho phép )
Political Risk
Sự can thiệp của chính quyền khi có sự gian dối
Profit /Loss or “P/L” or Gain/Loss
Khoản lời / lỗ sau khi kết thúc giao dịch
Rally
Giá tăng trở lại sau 1 thời gian giảm
Range
Phạm vi của giá trần và giá sàn trong 1 giao dịch
Resistance
Mức giá trần mong đợi
Revaluation
Sự nâng giá
Risk Capital
Mức vốn chịu đựng thua lỗ
Rollover
Hoán đổi 2 loại đồng tiền bằng tỷ giá.
Secondary Exchange Market (SEM)
Thị trường hối đoái thứ cấp ( có hệ thống tỉ giá hối đoái kép)
Settlement
Hoán đổi thực của 2 đồng tiền
Soft Market
Thị trường yếu khi giá đột ngột giảm
Spot
Thị trường trao ngay
Spread
Sự khác nhau giữa giá bán và giá mua
Stop Loss Order
Lệnh giảm lỗ
Support Levels
Mức giá sàn mong đợi
Technical Trader ( Chartist)
Người sử dụng biểu đồ, số liệu thị trường biến động trong quá khứ để dự đoán tương lai
Trader = Dealer = Merchant
Cá nhân mua bán các loại chứng khoán – tiền tệ
TUV Technical Analysis
Phân tích kỹ thuật dựa vào thị trường
Treasury General Account (TGA)
Tổng tài khoản ngân khố của ngân hàng trung ương Quốc giá
Two-Way Price
Giá 2 chiều
US Prime Rate
Giá thông báo của ngân hàng Mỹ
Undervaluation
Giá dưới giá trị thực
Value Date
Ngày thanh toán
Variation Margin
Số tiền cần thiết nạp vào tài khoản cho đủ Margin
Volatility (Vol)
Mức biến động giá

3. Kinh doanh trong thị trường Forex



Trong thị trường ngoại hối, công việc của bạn là mua bán ngoại tệ. Công việc được thực hiện rất đơn giản và thuận tiện hơn nhiều so với giao dịch chứng khóan; và nếu bạn có kinh nghiệm về chứng khoán thì bạn càng dễ dàng hơn trong việc tìm hiểu thị trường này.
Mục tiêu của việc giao dịch ngoại hối là trao đổi 1 loại tiền tệ này với 1 loại tiền tệ khác với mong muốn tỉ giá giữa cặp tiền này sẽ thay đổi và giá trị đồng tiền bạn bán ra sẽ có giá hơn so với lúc mua vào.
Một ví dụ cụ thể: Bạn mua EUR và mong đợi lợi nhuận
clip_image001
Tỉ giá ngoại hối là tỉ giá giữa một đồng tiền khi so sánh với đồng tiền khác. Một ví dụ, tỉ giá USD/CHF cho thấy bao nhiêu USD mới mua được 1 Franc Thụy Sĩ, hoặc ngược lại.
Trong Forex, tiền tệ luôn đứng dưới dạng 1 cặp. Lý do là trong mỗi giao dịch bạn phải bán một loại tiền và mua một loại tiền khác ngay lập tức. Đây là một ví dụ giữa đồng Bảng Anh và USD:
GBP/USD = 1.7500
Với tỉ giá trên, bạn phải trả 1.75 USD để mua 1 đồng bảng Anh.
.Long/Short
Trước hết bạn phải xác định bạn muốn mua hay bán.
Nếu bạn muốn mua 1 loại tiền tệ ( thường sẽ là mua 1 đồng tiền chính và bán một đồng tiền kèm theo), bạn sẽ mong muốn giá trị đồng tiền mình mua sẽ tăng và sau đó bạn bán lấy khoảng chênh lệch. Hay trong thuật ngữ giao dịch sẽ là “vị trí mua” hay “long position”. Trong thuật ngữ Forex: “long = buy”
Nếu bạn muốn bán ( nghĩa là bạn bán đồng tiền chính và mua đồng tiền kèm theo), bạn mong muốn đồng tiền bạn bán sẽ mất giá và sau đó bạn mua lại chính đồng đó để ăn mức chênh lệch. Nó còn gọi là vị trí bán hay “short position”. Trong thuật ngữ Forex “short = sell”
Bid/Ask
Tất cả các cặp tiền tệ đều có tỉ giá 2 chiều, giá bid = giá mua và giá ask = giá bán. Giá bid luôn thấp hơn giá Ask. Giá bid là tỉ giá mà thị trường muốn mua đồng tiền chính trong cặp tiền. Đây là tỉ giá mà bạn muốn bán cho thị trường.
Giá ask là giá mà thị trường muốn bán đồng tiền chính trong cặp tiền tệ. Đây là tỉ giá mà bạn mua từ thị trường.
Sự chênh lệch giữa giá bid và giá ask được gọi là spread
Tôi không đủ tiền để mua $10.000 EUR. Tôi có thể giao dịch được không?
Bạn có thể chứ! Với số tiền kí quĩ ban đầu bạn có thể giao dịch nhờ vào việc mượn tiền của ngân hàng. Nhờ đó bạn có thể mở 1 tài khoản 10.000$ hay 100.000$ chỉ với kí quĩ 100$ hay 1.000$.
Số tiền kí quĩ sẽ tương ứng với số lot có thể giao dịch. Bây giờ, bạn chỉ cần tập trung vào thuật ngữ “lot” là số tiền nhỏ nhất mà bạn có thể mua. Khi vào siêu thị mua trứng bạn không thể mua 1 quả mà phải mua 1 tá 12 trứng hay còn gọi là 1 “lot” trứng. Trong Forex, thật không tưởng khi mua bán tiền tệ với chỉ 1 hay 2 USD, bạn phải giao dịch thông thường với 1 lot khoảng 10.000$ đến 100.000$ tùy vào loại tài khoản bạn chọn.
Ví dụ:
Bạn tn rằng GBP có dấu hiệu tăng trên thị trường so với USD. Bạn đặt lệnh mua 1 lot (100.000$) với 1% tiền ký quĩ là 1.000$ và ngồi chờ tỉ giá tăng vọt. Điều này nghĩa là bạn có thể kiểm soát 1 lượng tiền tệ 100.000$ hay giá trị bảng Anh tương đương chỉ với 1.000$ kí quĩ. Dự đoán của bạn chính xác và bạn quyết định đóng lênh tại giá 1,05050. Bạn thu về được lợi nhuận 50 pip, tương đương 500$ ( 1 pip là 1 điểm nhỏ nhất của tiền). Và với vốn đầu tư 1000$, bạn đã tạo ra được tỉ lệ lợi nhuận 50%. Lợi nhuận của bạn là 500$ trên số vốn 1000$ đầu tư, đáng nể phải không?
clip_image002
Khi bạn quyết định đóng lệnh, khoản kí quĩ bạn đã đặt sẽ trở về tài khoản của bạn và kèm với lợi nhuận đạt được hoặc trừ đi khoản lỗ bạn mất. Lợi nhuận hay thua lỗ sẽ tính vào tài khoản của bạn.
Lãi suất
Lãi suất trong Forex không giống như trong các thị trường khác. Người giao dịch sẽ trả hoặc nhận lãi suất hàng ngày nếu giao dịch qua thời điểm 5pm EST. Nếu bạn không muốn được / mất phí lãi suất cho giao dịch của bạn, bạn chỉ cần đóng lệnh giao dịch trước 5pm giờ EST, đây là thời điểm cuối ngày.
Mỗi khi giao dịch tiền tệ, bạn sẽ vay một loại tiền để mua một loại tiền khác, vì vậy lãi suất vay là bắt buộc. Lãi suất bạn sẽ phải trả cho việc vay mượn tiền để giao dịch, và bạn cũng sẽ thu về được một khoản lãi suất từ phía loại tiền bạn mua. Nếu loại tiền được mua trong giao dịch có lãi suất cao hơn loại tiền bạn vay, bạn sẽ thu được một khoản lợi nhuận – và giao dịch sẽ có lợi cho bạn nếu bạn để qua ngày. Đây cũng là một yếu tố đáng chú ý.
Bạn muốn biết lãi suất của mỗi loại tiền? Đây là bản cập nhật ngày 11-07-2006 :
clip_image004
Giao dịch tài khoản “Ảo”
Bạn có thể mở 1 tài khoản ảo miễn phí. Tài khoản này có chức năng không khác gì một tài khoản thật với đầy đủ đồ thị, công cụ và các phân tích với số liệu thật, khả năng tương tác thật. Tuy nhiên đây là tài khoản không mục đích kinh doanh vì nó giúp bạn có thể học và lấy kinh nghiệm từ sàn thật sự để bạn có đủ tự tin bước vào sàn thật. Tài khoản này sẽ thử nghiệm trình độ và giảm rủi ro cho bạn khi ra sàn thật sự.
Bạn phải chơi tài khoản ảo ít nhất 2 tháng trước khi bạn nghĩ đến việc đặt tiền của mình vào giao dịch thật sự. Vâng, bạn phải chơi tài khoản ảo ít nhất 2 tháng trước khi bạn nghĩ đến việc đặt tiền của minh vào giao dịch thật sự.
Và bạn cam kết “giảm thiểu rủi ro tối đa”
Vì thế, xin bạn hãy tự nhủ với mình là ” Tôi sẽ chơi thử 2 tháng trước khi bắt đầu chơi thật”
Và bạn luôn chắc chắn rằng “Tôi thông minh và tôi là một người chơi cẩn thận”

2. So sánh Forex và chứng khoán



Thị trường Forex gần như hoạt động 24/24. Hầu hết các sàn giao dịch đều mở cửa vào 5:15 chiều chủ nhật giờ EST và kết thúc vào thứ 6, 4h chiều, và dịch vụ chăm sóc khách hàng 24/7. Và giao dịch Forex được thực hiện mọi nơi trên thế giới, trên tất cả các múi giờ. Điều này sẽ giúp bạn có thể tự thiết lập thời gian biểu phù hợp nhất với mình.
Miễn phí dịch vụ
Thường thì người môi giới trong Forex không tính phí dịch vụ hay phí cộng thêm cho mỗi lần đặt lệnh. Sàn giao dịch sẽ chia lại 1 phần hoa hồng trên điểm chênh lệch giữa giá bán và giá mua để chia cho họ. Vì vậy chi phí giao dịch trong Forex thấp hơn hẳn so với các thị trường khác.

Đặt lệnh lập tức
Lệnh đặt của bạn sẽ lập tức được thực hiện ngay trong hầu hết các giao dịch. Và bạn cũng có thể cập nhật thông tin liên tục về tỉ giá và về tài khoản của bạn. Những gì bạn nhấp chuột là những gì bạn sẽ đạt. Và sẽ không có sự khác biệt giữa tỉ giá bạn cập nhật và tỉ giá bạn giao dịch như ở trong chứng khoán
Bán trước mua sau
Không như thị trường tài sản bị hạn chế và không thể bán khống ( bán trước mua sau), tại thị trường Forex bạn có thể kinh doanh cả lúc thị trường lên và lúc thị trường xuống. Cơ hội giao dịch luôn xuất hiện tại mọi thời điểm và chỉ cần nhận biết xu hướng thị trường. Vì vậy bạn luôn có thể quyết định đầu tư và rút ra bất kì lúc nào tại mọi giai đoạn của thị trường.
clip_image002
Bảng so sánh Forex và Chứng khoán
Ngoài ra còn những lý do sau:
Không người trung gian
Việc giao dịch trực tiếp tại các trung tâm tài chính và môi giới đem lại nhiều lợi ích cho người giao dịch, tuy nhiên nó lại có nhược điểm là phải qua khâu trung gian. Càng nhiều đối tượng tham gia giao dịch, chi phí sẽ càng cao , thời gian đặt lệnh giao dịch càng lâu và thủ tục càng phức tạp. Chi phí không chỉ là tiền bạc mà còn là thời gian bỏ ra. Trong thị trường tiền tệ đã loại bỏ các nhân tố trung gian, giúp khách hàng giao dịch trực tiếp trên các phần mềm giao dịch với sàn và đặt lệnh ngay lập tức với những thay đổi từ phía thị trường. Kinh doanh ngoại hối giúp việc giao dịch nhanh chóng và tiết kiệm chi phí trung gian hơn so với chứng khoán và các ngành kinh doanh khác.
Việc mua / bán không tác động đến thị trường
Đâ bao nhiều lần trong thị trường chứng khoán bạn sốt sắng về những cái tin như “Quĩ A” bán cổ phiếu “X” và mua cổ phiếu “Y”? Tin đồn có thể đem lại lợi nhuận cho 1 thiểu số nhưng gây thiệt hại cho đa số. Hơn nữa cổ phiếu lệ thuộc vào tình hình tài chính của các công ty, và do đó nó cũng lệ thuộc nhiều vào 1 nhóm các “Hội đồng quản trị”. Thị trường chứng khoán lại rất nhạy cảm với các lệnh mua / bán , và cũng không thích hợp với những ai muốn kinh doanh trong ngắn hạn. Trong thị trường Forex do tác động của “dòng chảy tiền tệ”, khả năng tác động của các ngân hàng hay quĩ tiền tệ rất nhỏ nhoi. Ngân hàng, quĩ đầu tư, chính phủ, nhà đầu cơ và các nhóm giao dịch chỉ là 1 phần nhỏ của thị trường ngoại hối và và “dòng chảy tiền tệ” là không điều khiển được.
Các nhà phần tích và môi giới đầu tư ít có ảnh hưởng đến thị trường
Bạn có xem TV thường xuyên? Bạn có quan tâm đến các nhà phân tích và môi giới chứng khoán thường dự báo tình hình thị trường và đưa ra những nhận xét “mua” hay “bán” 1 loại chúng khoán hay không? Cho dù chính phủ đã có nhiều biện pháp hạn chế tác động bên ngoài đến chứng khoán nhưng nó là 1 phần của thị trường và vẫn ảnh hưởng lớn đến tâm lý đầu tư của người giao dịch. Nhưng thị trường Forex, như là 1 thị trường sơ cấp, được sinh ra từ ngân hàng thế giới và ngày càng phình rộng ra với dòng vốn lên đến vài nghìn tỉ USD/ngày, đã mang tầm thị trường toàn cầu. Các chuyên gia và các nhà phân tích không thể “lèo lái” dòng chảy, và phân tích của họ chỉ mang tính tham khảo trong thị trường này
8,000 loại chứng khoán >< 4 cặp tiền tệ chính
Có xấp xỉ khoảng 4,500 loại chứng khoán được niêm yết trến sàn New York. Và hơn 3,500 loại khác tịa NASDAQ. Làm sao để bạn lựa chọn? Dành hết thời gian phân tích từng công ty một? Trong thị trường ngoại hối, bạn có 4 cặp tiền tệ chính giao dịch 24h/ngày và 5.5 ngày/tuần. Bạn hoàn toàn có thể tập trung vào 1 cặp tiền để nghiên cứu và giao dịch.

Các phương pháp chơi Forex




Các phương pháp chơi forex Dưới đây là những phương pháp tôi biết đến, chắc chắn còn nhiều hơn. Lưu ý là những thuật ngữ tiếng Anh do tôi tự đặt, thuật ngữ chính xác có thể khác.
-Đầu tư dài hạn dựa trên phân tích cơ bản: đánh giá giá trị của đồng tiền dựa trên những phân tích về nền kinh tế quốc gia, từ đó quyết định nên mua hay bán và giữ tương đối lâu dài (đồ thị Daily hoặc Weekly).
-News: chơi theo tin, tham khảo www.forexfactory.com để biết về các loại news, lịch công bố, tác động của nó đối với biến động giá v.v. Chơi theo tin đại để có 2 cách: hiểu rõ về tác động của tin đó và vào lệnh cực nhanh ngay khi công bố news, hoặc đặt lệnh stop orders ở hai đầu (straddle).
-Sideways: cách chơi đại khái là khi thị trường biến động không rõ xu hướng (ít xảy ra với forex) thì đặt lệnh ngẫu nhiên ở một mức nào đó theo bất kể chiều nào (buy/ sell), đặt stop loss rất rộng thậm chí không có stop loss, và take profit ngay khi có profit nhỏ, (có nhiều người đặt stop loss 1000 điểm và take profit 50 điểm!). Cách này kiếm lời dựa vào tin tưởng rằng xác suất giá đụng vào take profit lớn hơn rất nhiều so với xác suất đụng stop loss do khoảng cách đến stop loss và đến take profit khác nhau như vậy (tỉ lệ reward:risk cực nhỏ).
-Daily volatility: quan sát forex sẽ thấy thông thường biến động một ngày không quá bao nhiêu điểm, ví dụ có thời kỳ không quá 200 điểm, hiện nay biến động một ngày có thể lên tới 400 điểm. Thông thường sau khi kết thúc phiên London (11h đêm ở VN) thì ít khi biến động tăng thêm, bởi vậy nếu tính từ giá open, giá hiện tại đang tạo ra một khoảng trên xxx điểm (vd 300 điểm) thì có thể tính chuyện trade theo chiều ngược lại.
-Daily breakout: nếu giá vượt qua mức high/ low của ngày hôm trước thì nhiều khả năng sẽ vượt qua ít nhất là xxx điểm (ví dụ ít nhất 30 points), vì thế đặt stop orders sẵn ở hai đầu, stop loss tương đối rộng. Chỉ sử dụng daily chart.
-Swaps: nếu có lệnh qua đêm thì sẽ được tính swap, đại khái nếu mua EURUSD nghĩa là mua EUR bán USD, thì sẽ được hưởng phần lãi tương ứng với giá trị EUR trừ đi phần lãi tương ứng với giá trị USD. Do các đồng tiền được định lãi suất (yield) khác nhau nên kết hợp thế nào đó để dù biến động ra sao chung cuộc cũng luôn được swap có lợi (sau khi đã trừ đi những thiệt hại do biến động giá).
-Averaging down: giống như các quỹ đầu tư lớn trên thị trường stocks, khi dự báo giá đến đáy thì sell, nếu xuống nữa thì sell tiếp, xuống nữa lại sell tiếp, cứ như vậy thành hình tháp, đến đáy thực sự lượng sell đã khá lớn, khi giá quay lên là pằng pằng pằng pằng… cứ thế thu lời.
-V.v …
-Technical: cách phổ biến nhất, dựa trên phân tích chart, sử dụng chỉ số (hay gọi là phân tích kỹ thuật). Cách này lại chia ra làm rất nhiều cách nhỏ hơn dựa vào khung thời gian (time frame) và chiến lược chơi, như momentum trading, swing trading, trend following, scalping v.v Những khái niệm này được chuyển từ stocks qua forex, tôi sẽ nói chi tiết sau.
Tuy nhiên việc áp dụng Technical vào forex có nhiều điểm khác so với stocks, và vì tôi chuyên chơi theo technical nên có vài chia sẽ:
-Thông thường nguyên tắc áp dụng technical analysis (PTKT) không khác biệt giữa chứng khoán, forex, vàng, hàng hoá (cà phê, dầu), chỉ số v.v nhưng đối với người chơi forex, thường tham lam chơi ở timeframe nhỏ (5 phút đến 4h, ít khi chơi daily chart), nên chịu biến động lớn hơn nhiều, khiến PTKT đòi hỏi phải điều chỉnh. Đây là rủi ro thứ nhất khi chuyển từ stocks sang forex.
- Cũng vì chơi ở timeframe nhỏ hơn nên hay bị nhà cái ăn gian. Hiện tượng này rất phổ biến, có nhiều chiêu nhưng chiêu chính là nhà cái không đưa thẳng lệnh vào hệ thống mà đứng giữa, lệnh nào có lợi cho họ thì họ găm lại. Nhà cái còn làm trễ thời gian khớp lệnh, cố tính không khớp lệnh, hoặc các đại gia lớn cố tình đẩy giá đi thêm một đoạn ngắn để “săn stop loss” v.v. Những hiện tượng này là đương nhiên có đối với thị trường dựa trên “market makers” như forex.
-Khi chơi stocks, ít nhiều nhà đầu tư có tham khảo thông tin cơ bản, chọn ra cổ phiếu tốt rồi mới PTKT nên rủi ro giảm hẳn. Chuyển qua forex, trader tưởng rằng mình hiểu PTKT do kinh nghiệm thành công từ stocks, nhưng thực ra không phải vậy, có khoảng cách lớn từ việc tìm hiểu PTKT trên lý thuyết đến ứng dụng thành công ở stocks, và có khoảng cách lớn hơn từ việc PTKT đối với stocks đến PTKT đối với forex, nhất là biến động của forex lớn như vậy. Nói ngắn gọn, để nhà đầu tư theo PTKT thành công đối với stocks thì nên kết hợp PTCB, còn để thành công với forex thì quản lý rủi ro (stop loss) là trên hết.
-Có một số công cụ PTKT phổ biến hơn trong forex so với trong stocks do số lượng người chơi sử dụng chúng quá nhiều (dẫn đến những công cụ đó càng trở nên hiệu quả). Ví dụ đối với hệ thống chỉ số thì Parabolic SAR, Stochastics, Fibonacci Retracement rất phổ biến ở forex. Đương nhiên công cụ căn bản như Moving Average và MACD thì thị trường nào cũng phổ biến.
-Do forex có “leverage”, đại khái nếu leverage là 100:1 thì bạn có thể đặt lệnh cho giá trị hàng hoá trị giá 100 ngàn USD nhưng chỉ phải kỹ quỹ (locked margin) 1 ngàn USD, nên nhiều người tham chơi. Từ đó để bảo vệ mình, nhà cái đặt ra quy định về “margin call”, có quyền huỷ tất cả các lệnh của khách hàng nếu mức lỗ vượt qua margin call. Khiến cho nhiều khi chỉ 5 điểm nữa thôi là giá quay đầu và nhà đầu tư sẽ có lời, nhưng tài khoản đã bị xoá trắng.
Vì thế các bạn hãy chơi demo cho đến khi có lời với tài khoản demo, sau đó chơi tiền thật số lượng nhỏ cho đến khi có lời với tiền thật, thì mới nên thực sự coi mình là “forex trader” và chơi lớn hơn để kiếm sống.
rong bài sau, tôi sẽ nói về các phương pháp đầu tư theo PTKT áp dụng cho forex. Tôi không thể đi sâu vào chi tiết, các bạn nên tự tìm hiểu lấy. Tôi mạo muội cho rằng những kiến thức PTKT có trên các diễn đàn của Việt Nam rất sơ sài và hoàn toàn chỉ có tính “lý thuyết” mà thiếu hẳn tính “thực chiến”, nên sẽ tập trung nói về những điểm mọi người cần lưu tâm.

Các phương pháp chơi forex bằng PTKT
Trước hết xin khẳng định chắc chắn một điều: biết PTKT hoàn toàn không có nghĩa là biết đầu tư bằng PTKT. Khoảng cách là rất, rất lớn.

Các bạn đã tìm hiểu PTKT thì thấy rồi đấy: đại khái mở cuốn sách kinh điển của John Murphy (Technical Analysis of the Financial Markets) sẽ thấy PTKT nói về: các loại chỉ số (indicators), các dạng đồ thị (chart patterns, candlestick patterns), các đường (line studies, vd trendline, support/ resistance). Khi chỉ số này thay đổi như thế này thì giá sẽ thế này… Khi có dạng đồ thị này (Head & Shoulders, Double Tops vv.) thì giá sẽ thế này. Khi có candlesticks như thế này (doji, hanging man v.v) thì giá sẽ thế này v.v… Tất cả những cái đó phải được kết hợp khéo léo với nhau, và phải được kết hợp khéo léo với các yếu tố khác của trading, như quản lý rủi ro, quản lý danh mục, tâm lý đầu tư v.v mới thành trading được.

Để hiểu rõ những điều trên đây, tôi sẽ phân tích sai lầm thường thấy: “Khi RSI từ phía dưới ngưỡng 30 băng lên thì Buy / khi giá vượt lên trên Moving Average thì Buy/ khi MACD cắt MACD trigger line từ bên dưới lên trên thì Buy/ khi có positive divergence giữa giá và CMF thì Buy/ khi thế nọ thế kia cộng với thế nọ thế kia, cộng với thế nọ thế kia, cộng với thế nọ thế kia v.v thì Buy” => sai, sai và hoàn toàn sai.

Các tác giả viết sách không sai, các nhà đầu tư chia sẻ kinh nghiệm của họ không nói dối. Đúng là khi RSI từ dưới ngưỡng 30 băng lên/ giá vượt lên trên Moving Average/ MACD cross/ positive divergence v.v, thì giá chắc chắn tăng. Chắc chắn. Nhưng sẽ tăng bao nhiêu (reward), và nếu như phân tích đó bị sai (không thể tránh khỏi) thì giá quay đầu đến mức nào sẽ được coi là phân tích bị sai (risk). Reward giúp xác định profit target, risk giúp xác định stop loss. Và cái làm cho bạn có lời chung cuộc không phải là dựa vào các dấu hiệu PTKT/ các chỉ số, mà là chiến lược bạn sử dụng reward:risk. Đây là kỹ thuật sống còn đối với forex, chưa biết kỹ thuật này mà chơi forex là nguy hiểm.

(như phần đầu tôi đề cập, có rất nhiều cách sử dụng reward:risk, người chơi sideways có thể đặt reward:risk là 50:1000 hay 1:20, người chơi swing/ pattern breakout đặt reward:risk là 1:1, người chơi trend following hay “let profits run, cut losses short” đặt reward:risk ít nhất là 3:1 v.v).

Khi đã hiểu về reward:risk rồi, thì tiếp theo là ứng dụng nó đối với một thị trường khốc liệt như forex. Tâm lý thông thường là nếu thấy có lời thì lo bị đảo chiều nên thoát sớm, nếu bị lỗ thì cay cú, hy vọng nên cứ giữ nguyên hoặc nới stop loss. Thói quen này phá huỷ phương án reward:risk đã chọn, khiến cho PTKT thì giỏi mà chơi mãi vẫn lỗ. Tâm trạng này không thể đọc sách mà luyện được, phải trải qua thực tế. Trong stocks, đồ thị theo ngày nên tâm lý đỡ căng thẳng. Khi nhìn vào forex thấy đồ thị biến động đến 1 phút, chịu không nổi!

Và cuối cùng: do forex được chơi ở nhiều timeframe khác nhau, và đa phần nhà đầu tư cá nhân đều chơi ở timeframe nhỏ (khác với stocks hầu hết đều dùng daily chart), nên người dùng PTKT rất hay mắc lỗi về timeframe: dấu hiệu RSI trên đồ thị 1H (1 giờ) cho thấy nên buy, vào lệnh buy xong rồi mới thấy đồ thị D1 (daily) cho thấy nên sell v.v cứ luẩn quẩn thế. Kỹ năng phối hợp time frame này rất tinh tế, và hầu hết ít được sách vở về PTKT đề cập.

Để các bạn hình dung ý nghĩa của những điều tôi nói trên đây, xin lấy ví dụ của bản thân: tôi là một con mọt sách về PTKT, đã tìm hiểu PTKT từ năm 2002, và không góc cạnh nào của PTKT mà tôi không mò tới (Point & Figure charting, Darvas box etc.), thậm chí còn trở nên thành thạo với Metastock Formula Language, tung hứng các kiểu với các chỉ số v.v. Nhưng khi chơi forex thì liên tục lỗ, lỗ, lỗ… Moving Average, RSI, Stochastics, SAR, MACD… xoay qua xoay lại các kiểu. Tôi có thói quen sau khi vào lệnh hay in đồ thị ra, để sau đó nếu lời thì treo vào cọc “Wins”, lỗ thì treo vào cọc “Losses” trên tường. Bây giờ nhiều lúc nhìn lại vẫn thấy muốn cười, hồi đó chart chuẩn của tôi gồm có một số templates, như GMMA (Guppy Multiple Moving Average) + MACD + Stochs (đặt tên là “standard” ý nói hay dùng), rồi Bollinger Bands + SAR + RSI (đặt tên là “bands”) v.v. Cọc lỗ cứ đầy lên, cọc lời chằng thấy đâu. Bây giờ tôi không còn in ra nữa, và chỉ dùng một đồ thị duy nhất: đồ thị giá. Công cụ duy nhất mà tôi sử dụng là trendline. Chỉ có trendline, không chỉ số. Không chỉ số! (Phương pháp của tôi dựa trên phân tích peaks & troughs và kinh nghiệm nhìn đồ thị, sẽ chia sẻ ở bài sau).

Cho nên các bạn hãy cứ dùng những kiến thức PTKT mình đã có, chơi demo thử xem. Nếu cứ lỗ mãi, thì những điều tôi chia sẽ trên đây chính là lý do, chứ đừng đổ cho PTKT không chính xác.

Các kỹ thuật

Có rất nhiều cách chia những phương pháp chơi forex theo PTKT, theo kinh nghiệm bản thân tôi tạm chia như sau:

- Trend following: tham gia vào một trend đã được xác lập. Sử dụng trendline/ Moving Average/ MACD/ BB/ Peaks & Troughs v.v để xác định trend và đánh giá độ mạnh của trend. Vào lệnh tại các điểm breakout (ví dụ vượt qua một đường MA/ vượt qua Resistance trong uptrend)/ các điểm rebound (khi đụng một đường MA/ trendline/ Support/ Fib v.v và quay lại)/ các điểm crossover (khi MACD cắt trigger line/ RSI từ oversold băng lên v.v). Kỹ thuật thông thường là sử dụng những dấu hiệu (breakout/ rebound/ crossover) ở timeframe nhỏ hơn để tham gia vào trend ở timeframe lớn hơn. Ví dụ nếu D1 trend thì entry theo 4H, nếu 4H trend thì entry theo 1H.

- Pattern breakout: trade những pattern cổ điển như channel breakout, Head & Shoulders, Double Top, Double Bottom, Wedge, Flags v.v.

- Support/ Resistance trade: xác định các điểm support/ resistance dựa trên peaks/ troughs, trendline, các mức Fib etc. và trade xung quanh những mức này.

Đại khái thế, cũng có khi chia cách chơi thành breakout/ rebound/ crossover, có khi chia thành momentum/ swing/ reversal/ scalp v.v khó có thể nhất quán được. Nhưng tôi thấy hiểu theo “theo trend/ ngược trend” hay support/ resistance là đơn giản và hiệu quả nhất.

Bài sau sẽ chia sẻ cách chơi của mình để các bạn tham khảo. Nếu có điều kiện tôi sẽ phân tích tín hiệu hàng ngày, các bạn có thể theo dõi và dùng tài khoản demo để chơi theo.

Khởi động Để trade thành công cần có những nguyên tắc sau (dựa trên nguyên tắc này mà chế biến thành trading plan của mỗi người).

1. Money management

-Xác định lỗ tối đa cho mỗi giao dịch, ví dụ vốn 5000$, lỗ tối đa 2% tức là 100$ mỗi lệnh.
-Với mỗi phương án phải xác định được “failure target” và “profit target”. Failure target là mức giá tại đó đủ để kết luận phân tích là sai, chỗ này đặt stop loss.
-Mua với số lượng lots sao cho nếu bị đụng stop loss thì chỉ bị lỗ đúng mức lỗ tối đa là 100$. Ví dụ nếu từ điểm entry đến stop loss là 20 pips tính cả spread, thì chỉ mua 0.5 standard lot (hoặc 5 mini lots), nghĩa là 5 lot x 20 pips x 1$ một pip đối với các pair XXXUSD đối với mini lot = 100$.
Ví dụ: vốn 5000$, lỗ tối đa 2% là 100$. Chiến lược chơi là moving average crossover trên 1H/15M, độ tin cậy là 70%, chỉ entry nếu profit target : failure target (reward:risk) lớn hơn 1.5, tạm tính là 1.5. Trong 1 tháng có 10 dấu hiệu. Như vậy có 7 lần có lời, 3 lần lỗ. 3 lần lỗ = 3 x max loss = 300$. 7 lần lời = 7 x 1.5 x max loss = 1050$. Chung cuộc có lời 1050 – 300 = 750$, nghĩa là 15% vốn đầu tư (750/5000 = 0.15) một tháng, đây là một mức lời tương đối tốt.
Khi đã thành thục thì tăng vốn đầu tư lên và tất cả giữ nguyên tỉ lệ, mức lời $ cũng theo thế mà tăng lên. Hoặc nếu không có tiền nhưng tự tin thì tăng max loss lên 4%, mức lời cũng tăng gấp đôi.
Đương nhiên trên đây là ý tưởng lý thuyết, nhưng nó là cái khung để bám vào, để đào sâu, để làm nền tảng tăng vốn mà không bị tâm lý ảnh hưởng. Nó là con đường trở thành pro.
2. Chuẩn bị nổ súng
Chỉ mở lệnh buy/sell khi đáp ứng đủ các yêu cầu sau đây:
-Điều kiện cần: xuất hiện setup (setup là phương pháp chơi mà mình đào sâu). Mỗi người chỉ nên chuyên tâm vào một loại setup, trên 1 timeframe chính. Thật thành thục rồi mới ứng dụng setup đó cho timeframe nhỏ hơn hoặc qua setup khác. Ví dụ setup là : moving average crossover, MACD crossover, RSI divergence v.v…
Điều kiện đủ: từ setup phải có entry signal. Ví dụ đối với setup là RSI positive divergence, dấu hiệu buy chỉ có khi RSI từ phía dưới mức 30 băng lên ứng với bar close (nếu RSI băng lên nhưng không phải là bar close thì có thể sau đó candlestick có mức close làm RSI thụt trở lại – nghĩa là nếu theo dõi từng phút một thì thấy có RSI băng lên, nhưng sau đó nhìn lại đồ thị thì lại không thấy nữa). Entry signal (hay có người dùng là entry filter) rất đa dạng, như bài trước tôi nói phương pháp trend following: khi có một trend mạnh thì đó mới là setup, còn entry signal chỉ có tại các điểm breakout/ rebound/ crossover v.v… Cái này mỗi người dùng mỗi cách.
-Điều kiện loại trừ: tôi tạm chế ra cái gọi là “điều kiện loại trừ” này để phù hợp với thị trường forex (còn stocks thì cần và đủ trên đây là okay rồi). Điều kiện loại trừ gồm: 1) news (không trade khi sắp có news, chỉ trade sau khi có news ít nhất 15 phút), 2) other pairs (các pairs khác phải xác nhận lẫn nhau, một dấu hiệu đơn độc là nguy hiểm), và 3) time (một số giờ trong ngày không phù hợp vào lệnh dù có setup, ví dụ sau 23h đêm thì biến động rất ít, hoặc sau 10h tối thứ 6 v.v, tuỳ từng cách chơi).
Cơ bản là như vậy, thông thường người chơi hay bập luôn vào việc tìm hiểu setup (hay còn gọi là “system”) và tưởng rằng thế là đủ. Trong khi như các bạn thấy đấy, setup chỉ là một yếu tố trong tất cả những thứ tôi đã viết đến giờ.
Tôi thường nghe nói chơi forex rất dễ chết (95% thua), tôi cũng nói vậy và mình cũng thua nhiều lần. Bây giờ vẫn lúc thua lúc thắng nên không dám chủ quan. Nhưng tôi chắc chắn một điều: người ta thua phần nhiều vì phải tự mày mò chứ không phải vì bản chất của nghề nghiệp.
Và tôi cũng chắc chắn một điều khác: forex là thị trường lý tưởng cho đầu tư tài chính, là cơ hội kiếm tiền để sống, có thể là cơ may làm giàu cho một số người. Yếu tố thành công không phải ở việc đọc được những kinh nghiệm của người khác kiểu thế này, cũng không phải ở setup, chỉ số, phương pháp v.v… Nó ở chính bạn. Đừng biến nó thành thứ để chảnh. Đừng thất vọng bỏ cuộc. Hãy kiên nhẫn, và từng giây từng phút hãy biết hơi thở của mình.

Người chơi forex có thể chia thành 4 loại: sinh viên, giảng viên, doanh nhân thành đạt và doanh nhân thua lỗ. Các bác thử xem mình thuộc loại nào?

Loại sinh viên mãi mãi dừng ở mức độ “học hỏi” - theo tớ việc chuẩn bị tâm lý là rất quan trọng, nên càng sớm càng tốt chấm dứt coi mình là “newbie”, tìm hiểu ít thôi mà phải chơi luôn, từ demo - vốn nhỏ - tăng dần… Việc học hỏi không bao giờ dừng kể cả với cao thủ, nên việc coi mình là newbie rồi “từ từ học hỏi” sẽ khiến mình có tâm lý dễ dãi, không luyện được sức lì khi chơi.

Loại giảng viên là người có kiến thức, chút ít kinh nghiệm, biết truyền đạt, xác định sống bằng forex và thành công chút ít với forex. Nhưng kiến thức nhiều hơn bản lĩnh nên chấp nhận “an phận” với nghề giảng viên. Loại này cũng có ích cho dân chơi forex nhưng không thể giàu có bởi chơi forex được.

Loại thứ ba là doanh nhân thành đạt, những người chỉ sống và làm giàu bằng forex, có đầy đủ kiến thức, kinh nghiệm, tâm lý chiến đấu vừa nhạy cảm vừa ổn định. Đặc biệt là nhuần nhuyễn và biết nhiều phương pháp đến độ “vô chiêu”. Chỉ loại này mới gọi là “cao thủ”. Tôi chơi với một anh thuộc loại này (tiếc rằng anh này thích vui chơi ngao du hơn là forex, lại càng không thích diễn thuyết – đúng tính cách của cao thủ).

Loại doanh nhân thất bại là loại xác định sống chết với forex, nhưng có lẽ không hợp với nghề này nên chơi mãi vẫn lỗ. Lý do thì rất nhiều, có thể là hổng kiến thức, thiếu kinh nghiệm, tâm lý không ổn định, xui xẻo -J. Loại này hoặc phải từ bỏ forex, hoặc phải có “coach” - tức là được kèm trực tiếp bởi một người vừa là cao thủ vừa kiêm thêm nghề hướng dẫn người khác (hướng dẫn riêng chứ không phải đi dạy ở các khoá đào tạo).
Tiếc thay, tớ chỉ là loại “giảng viên” chứ chả phải cao thủ cao thiếc gì.
Tán dóc cho dzui dzậy thôi... Giờ sẽ quay lại chủ đề chính.
Như đã nói với các bác, phương pháp chơi của tớ chỉ sử dụng chart, không dùng indicators. Các bác đọc sách phân tích kỹ thuật thì cũng biết những công cụ sau đây thuộc về “chart trading”:
- Trendline: trade khi giá đụng trendline rồi vọt ngược trở lại, hoặc khi giá vượt qua (break) trendline
- Chart pattern: trade theo các continuation/ reversal patterns truyền thống như double tops, head & shoulders v.v
- Candlestick pattern (chủ yếu là reversal pattern): trade các pattern truyền thống như morning star, bearish engulfing v.v
- Support/ resistance levels: trade dựa trên những mức s/ r nằm ngang, như s/r xác định theo peak/ trough/ fibonacci – đây gọi là các mức s/r “actual” nghĩa là thực tế có các mức đó, để phân biệt với các mức s/r “subjective” ví dụ đường MA(20) hoặc Bollinger Bands cũng có thể dùng như s/r v.v

Đại khái thế, tuy nhiên để tăng độ tin cậy thì bao giờ cũng phải phối hợp nhiều yếu tố, ví dụ nếu trên D1 (daily chart) giá đụng đường up trendline rồi bật lên (trendline bounce), vùng “bật lên” này là một candlestick reversal pattern thì xu hướng uptrend tiếp tục là khá rõ.

Trade theo chart có lợi thế là loại bỏ được sự chủ quan khi dùng indicator – ai dám chắc dùng đường MA20 hay MA30 là phù hợp? Dấu hiệu oversold đang có trên Stochastic nhưng lại không có trên RSI vậy có tin tưởng không?

Nói như vậy không phải là phủ nhận vai trò của indicators, mỗi người sẽ thấy hợp với một cách.

Một lý do nữa để tớ sử dụng chart trading là, thị trường stock có rất nhiều mã, phải dùng indicators mới dễ theo dõi (ví dụ dùng Metastock lọc ra trong số gần 300 mã CK Việt Nam những mà mới có dấu hiệu MA crossover), nhưng forex chỉ có mấy pair, vd tớ chỉ tập trung vào EURUSD, GBPUSD, USDJPY, tham khảo thêm AUD, CAD và CHF. Có chừng đó, nhìn mãi thành quen, có thêm indicator đâm ra vướng mắt.

Thôi, dông dài vậy đủ rồi. Sau khi đã thử qua rất nhiều phương pháp (đọc cái mớ lý thuyết trên đây các bác đủ tin điều đó), lỗ vẫn cứ hoàn lỗ nên tớ dần dần xác định cách chơi riêng của mình, chỉ dùng đúng 1 chiêu nhưng áp dụng linh hoạt trên nhiều timeframe khác nhau. Đó là continuation pattern, dưới đây sẽ trình bày để các bác xem thử.

Trước hết tớ sẽ quy định lại một số khái niệm:

- High là đầu bên trên của candlestick (upper shadow), low là đầu bên dưới. Đây là biến động cao nhất và thấp nhất của giá trong khoảng thời gian của candlestick (vd 1h).

- Peak/ trough: một peak gồm có ít nhất 5 bars, ở giữa là bar cao nhất (highest high), hai bên có 2 bars thấp hơn (lower lows). Tương tự một trough gồm có 1 lowest low, hai bên mỗi bên có 2 bars cao hơn với higher highs.

- Định nghĩa thì như vậy, nhưng vì có nhiều trường hợp ngoài 5 bars ra thì các bars khác (trước đó hoặc sau đó) sắp xếp lung tung, nên tiêu chuẩn quan trọng nhất là nhìn vào đồ thị phải thấy peak/ trough ngày, đồ thị phải rõ ràng sáng sủa.

- Một trend, ví dụ uptrend, là khi có một series các bars theo cùng một hướng (đi lên). Không nhất thiết tất cả phải có higher highs và higher lows, nhưng nhất thiết gần đây nhất phải là 1 trough, và cho đến bar hiện tại thì peak chưa hình thành/ chưa hoàn tất.

- Như vậy “trend” theo cách của tớ chỉ quan tâm đến quãng đường từ peak hoặc trough gần nhất đến hiện tại, khác với các phương pháp khác định nghĩa uptrend là khi chart có higher peaks & higher troughs, downtrend khi có lower peaks & lower troughs.

- Nói để các bác yên tâm, đây không phải là “sáng kiến” gì mới của tớ đâu. Ví dụ: nếu một người định nghĩa uptrend trên H1 là khi chart tạo thành higher peaks & higher trough (hoặc giá ở trên đường MA20, hoặc MACD đang tăng lên v.v), thì nhất thiết H4 phải là uptrend theo cách của tớ (nghĩa là gần nhất là trough, chưa có peak trên H4). Nếu vi phạm nguyên tắc xác định uptrend trên H4 của tớ thì uptrend trên H1 theo cách của người kia phải bị sai/ uptrend đã rất yếu và không nên trade theo chiều Buy.

- Xác định theo cách của tớ sẽ vô cùng hữu ích để tạo nên sự nhất quán về timeframe (nhiều người bị lỗ chỉ vì không biết phối hợp timeframe, ví dụ dấu hiệu buy trên H1 nhưng lại là xu hướng sell trên H4 v.v.)

Thống nhất về cách xác định trend như trên rồi, thì tìm hiểu về các continuation pattern như: triangle, channel, flag, thế nào là một continuation pattern hợp lệ (có trong sách).

Cách chơi:

- Trước hết xác định một timeframe đang có “trend” theo định nghĩa trên đây, ví dụ downtrend, nghĩa là gần đây nhất là một peak, hiện các bar đang đi xuống. Timeframe này gọi là major timeframe (tf).

- Không nhất thiết các bar phải có lower highs / lower lows, chỉ cần sau peak gần nhất thì trough vẫn chưa hình thành.

- Chuyển xuống timeframe nhỏ hơn 4 lần. Ví dụ nếu là downtrend trên D1 thì bây giờ xuống H4, nếu là H4 thì xuống H1, nếu là H1 thì xuống M15, nếu là M15 thì xuống M5. Tf này gọi là “trade tf”.

- Không quan tâm M1, M30.

- Trên trade tf, đợi đến khi có một continuation pattern. Theo kinh nghiệm của tớ, thị trường forex xuất hiện continuation pattern rất thường xuyên, đặc biệt nếu các bạn bám theo H1 như là major tf và M15/ M5 như là trade tf. Các continuation pattern phổ biến là triangle và channel (nếu đang H1 downtrend thì phải là M15 up channel).

- Các pattern trên trade timeframe nhất thiết phải Clear & Clean (nghe như quảng cáo sữa rửa mặt). Clear nghĩa là nhìn vào thấy liền mà không được “cố hình dung cho nó thành continuation pattern. Clean nghĩa là nó không có vẻ “giông giống”. Ví dụ nếu là channel nhưng lại có một cái đỉnh nhô quá cao thì nên cẩn thận. Vụ “clear & clean” này các bác phải tự mình có kinh nghiệm, tớ viết chi tiết không xuể.

- Đợi cho có break xuống phía dưới (nghĩa là phá vỡ đáy của pattern trên trade tf, báo hiệu xu hướng của major tf tiếp tục đi xuống). Không chỉ có breakdown, mà breakdown bar (cái bar mà break xuống) phải close bên dưới của pattern, chứ nếu nó đâm xuống rồi thụt trở lại và close bên trên là không được. Cái breakdown bar có close ở bên dưới pattern này gọi là T1.

- Sau khi có breakdown bar & bar close (T1) thì vào lệnh Sell, đặt stop loss lại peak gần nhất của pattern trên trade tf, đặt take profit bằng 1 lần stop loss. Tỉ lệ 1:1 này có vẻ thấp nhưng bù lại tỉ lệ thành công cao (trên 60%) nên đảm bảo có lời chung cuộc.

- Một số trường hợp sau khi mở lệnh Sell thì bar tiếp theo (gọi là T2) lại vọt ngược trở lên, hoặc giật qua giật lại và cuối cùng lỗ. Rất khó đoán trước diễn biến, nên tớ có một điều chỉnh là đợi hết T2 hoặc đợi cho giá đã đi xuống phía dưới một quãng đường bằng nửa cao độ của pattern mới Sell. Khi đó điều chỉnh lại stop loss và take profit, cái này các bác cũng phải tự mình kinh nghiệm lấy.

- Các pattern xuất hiện vào buổi sáng thì ổn định, xuất hiện vào buổi chiều tuy rủi ro cao hơn nhưng bù lại có thể nới rộng take profit lên 1.5:1 hoặc 2:1

Phương pháp tuy đơn giản nhưng vì tần số xuất hiện nhiều nên đủ để chơi. Mặt khác vì nó rất nhất quán nên các bác dễ chuyên sâu, đến khi thành thục thì cứ “oánh” cho lớn vào là giàu, khỏi phải lo rình rập những dấu hiệu khác.

Tin tớ đi, hì…, forex có một cái giống chiếu bạc ở chỗ chơi thử thì thắng, chơi thật thì thua. Bất kỳ cái setup nào, phương pháp nào mà các bác cho là mình đã hiểu 100%, thì có nghĩa là các bác mới hiểu 10% thôi. Tớ thỉnh thoảng vẫn bị lỗ vì thò chân sang các phương pháp khác (đó là căn bệnh kinh niên của người đọc nhiều và thử nhiều), tự răn mình mãi vẫn không chừa.

Cái này nghĩ thế nào tớ nới take profit, sau đó nó chả chạy xuống thêm bao nhiêu. Kinh nghiệm của tớ là cứ đặt stop loss: take profit là 1:1 rồi tắt máy đi chơi, khỏi nhọc công.

Phần bài viết của tớ như vậy tớ tạm cho là “trọn vẹn”, nghĩa là không phải nói tào lao cho vui, nói chút chút để khoe khoang cho người khác “thèm”, có lòng chia sẻ nhưng lười nhác không nói đủ, cũng không phải copy nội dung của người khác rồi quăng lên (chả khác gì spam cái diễn đàn này).

Các bác newbie nhớ để ý phần trade management (stop loss/ take profit/ lot size), phần này quan trọng lắm nhưng ít người chú trọng.

Yếu tố để chơi thành công theo tớ là: System (tức là tìm kiếm dấu hiệu entry, như cách của tớ là continuation pattern) + Trade management (lợi nhuận không đến từ một system chính xác, vì không có cái nào chính xác 100% cả) + Tâm lý thi đấu (không có cái này thì hai yêu cầu trước không thể thực hiện được).

Tuy nhiên phải nói luôn là không phải tớ đã chia sẻ hết tất cả, còn 1 mảng nữa các bác phải tự mình kinh nghiệm (phải lỗ). Cũng giống như trong mọi lĩnh vực, khi tớ đã chia sẻ phương pháp rồi, thì câu hỏi chốt hạ phải là:

“Trong những trường hợp nào setup này thất bại”?

Hì hì, chỉ vì bản thân tớ cũng chưa trả lời xong câu hỏi này nên mới khuyên các bác chỉ nên tập trung vào một thứ (thế nào cũng có người cảm thấy không thoả mãn, ví tớ nói dông dài chán rồi đưa ra một cái system quá đơn giản). Các bác cứ chơi và lỗ đi rồi sẽ thấm thía ý nghĩa của việc chuyên thật sâu vào 1 thứ, khi các bác hiểu rõ một thứ thì tự nhiên mấy cái system kia chỉ mới nhìn qua lập tức các bác phát hiện ra lỗ hổng, y chang luyện võ hay học ngoại ngữ vậy.

Tớ đưa ra một vài gợi ý cho câu hỏi này. Setup này không an toàn khi:


- Độ lớn của continuation pattern (trên trade timeframe, vd M5) là hơi lớn so với H1 trend

- Khi continuation pattern dù nhìn thì clear & clean, nhưng quá dốc (ví dụ H1 đi xuống nhưng pattern này dốc lên hơi quá)

- Khi pattern này vừa thấy trên M5 và M15 thì chọn cái nào (tức là phải đợi T1 bar close là trên M5 hay M15 -> tớ trả lời luôn, để an toàn thì phải đợi trên M15, nhưng như vậy thì đôi khi có nghĩa là giá đã chạy quá xa nên chẳng còn tí lợi lộc gì v.v)

- Trong các bài trước tớ có lưu ý về các điều kiện cần (setup), đủ (entry filter) và loại trừ (time/ news/ other pairs), nếu pattern có trên EUR nhưng không có trên GBP hoặc không rõ ràng trên CHF (hướng ngược lại) thì có trade không?

- V.v và v.v…

Những chi tiết kiểu này (khi nào thì 1 setup thất bại) thuộc về cái gọi là “kinh nghiệm riêng của bản thân”, và nó phải có đối với BẤT KỲ phương pháp nào.

Tớ không thích kéo lê thê một chủ đề nên sẽ kết thúc topic này ở đây. Chúc các bác thành công, các bác có thể tự trade theo cách này và post hình lên để comment lẫn nhau, tớ rảnh sẽ tham gia góp ý. Đây là cách mà cộng đồng forex nước ngoài làm để “cùng tiến bộ”, hê hê…

Trich : nguyenthacthe